Liệu có phải Iron Man đã sử dụng năng lượng Tesseract từ năm 2010?

Điều đó có đúng hay không? Trong Iron Man 2, Tony Stark phát triển một phần tử mới mà đến nay vẫn chưa biết tên là gì, thay thế cho Paladi trong lò phản ứng, thứ chầm chậm đầu độc anh, từ đó Tony có nguồn năng lượng mới mạnh mẽ, tạo đà để anh chế tạo ra House Party (Iron Man 3), Iron Legion, Ultron (Age of Ultron), và nhiều bộ giáp công nghệ cao khác. Phần tử này được tạo nên theo một giả thuyết của Howard Stark và bộ phim miêu tả nó giống như “vibranium” nhưng những chi tiết về kim loại này trong Captain America: The First Avenger, Age of Ultron và Black Panther cho thấy điều đó có vẻ không đúng.

Dĩ nhiên, sự việc quan trọng trên có kết nối với nhiều diễn biến khác trong MCU. Thiết bị mà anh ấy dùng lấy ra từ một chiếc hộp gắn mác Dự án Pegasus, chính là nhóm nghiên cứu Tesseract trong Avengers (2012) và gần đây được tiết lộ là hoạt động từ những năm 80 trong Captain Marvel, với sự tham gia của tiến sĩ Wendy Lawson và nhiều khả năng là cả Howard Stark. Với một hình vẽ khối lập phương được quay thoáng qua, Iron Man 2 chính là bộ phim đầu tiên giới thiệu Tesseract vào MCU, và đó có thể chính là một bằng chứng hết sức quan trọng.

Dựa trên những gì đã được tiết lộ về Dự án Pegasus, có khả năng phần tử mới của Tony được tạo ra dựa trên những nghiên cứu xoay quanh Tesseract; giả thuyết Howard Stark và kết quả tuyệt vời của con trai ông đều dùng công nghệ từ nhóm nghiên cứu của Lawson. Vậy ít nhất điều đó có nghĩa là những lò phản ứng của Iron Man 2 về sau (giả sử công nghệ của thiết bị không thay đổi sau khi chúng không còn tác dụng đẩy mảnh đạn ra khỏi tim Tony cuối Iron Man 3) đều có liên kết nào đó với công nghệ về viên đá Thời gian.

Đã có một thời gian dài, người ta cho rằng kết quả bất ngờ đó đơn giản là đến từ sự hiểu biết về một thành phần phân tử mới. Nhưng đến giờ đây Captain Marvel đã cho chúng ta thấy Mar-Vell có thể tạo ra bản sao của năng lượng Tesseract. Vậy nên tiến xa hơn, ta đặt câu hỏi: có phải Tony thực sự đã tạo ra bản sao của chính Tesseract hay không?

Nếu quả thực như vậy, Iron Man mạnh hơn nhiều so với đánh giá của chúng ta, từ khi đội Avengers được tập hợp cho đến nay. Tuy không làm thay đổi cách nhìn nhận về những cuộc phiêu lưu của anh ấy, điều này cung cấp lời giải thích ngắn gọn mà súc tích, vì sao chỉ sau vài năm công nghệ của Tony đã đủ sức đương cự với những kẻ có sức mạnh của thần thánh. Tương tự chính là trường hợp của Ultron, con robot diệt chủng có “bộ não” của viên đá Trí tuệ.

Thế nhưng có vẻ Tony thậm chí không hề hay biết những thứ anh thực sự tạo ra là gì. Dự án Pegasus và mục đích của nó là tuyệt mật (và Howard Stark chủ tâm không tiết lộ cho con trai ông biết), cho dù anh biết kế hoạch của S.H.I.E.L.D. dùng Tesseract trong Avengers (2012), nhưng vẫn khó lòng nhận ra mối liên kết của mình với khối lập phương.

Như đã đề cập ở trên, Tony Stark không phải người đầu tiên trong timeline của MCU dùng sức mạnh đến từ viên đá Không gian, phim Captain Marvel cho hay Carol Danvers có được siêu năng lực do bị phơi nhiễm vụ nổ động cơ siêu tốc chạy năng lượng Tesseract. Có một điểm hơi trừu tượng ở đây: Carol từ lâu đã được coi là người sẽ thay thế cho Captain America hoặc Thor sau khi Pha 3 khép lại, vì cô có xuất thân quân đội, sức mạnh vũ trụ cùng nhiều chiến công hiển hách, nhưng như đây chúng ta phân tích thì cô ấy cũng khá gần gũi với Iron Man và vì vậy: Captain Marvel hội đủ các khía cạnh từ ba Avenger chủ chốt!

Nhưng vượt qua sự hình tượng hóa đó, có một sự thật quan trọng hơn. Sức mạnh bất khả chiến bại của Captain Marvel được mong đợi là nhân tố chính để đánh bại Thanos trong Endgame, liệu mối liên kết giữa Iron Man và viên đá Không gian có đóng một vai trò nào đó không? Việc Captai Marvel tìm ra Tony Stark và Nebula giữa vũ trụ bao la có nguyên nhân sâu xa từ đây hay chăng?

Phải thừa nhận, đây chỉ là một giả thuyết và đa số bằng chứng đều nằm trong Iron Man 2. Tuy nhiên, không có gì đối nghịch lại giả thuyết này. Chín năm đã trôi qua, nhưng tấm bảng đồ của S.H.I.E.L.D. về Wakanda và Atlantis hay cameo của Peter Parker nhỏ tuổi trong Iron Man 2 vẫn khiến chúng ta không khỏi phấn khích. Lò phản ứng Tesseract ư? Không kém phần thú vị đâu!

Bài viết này có thú vị không?

Hãy đánh giá bài viết này!

Average rating / 5. Số lượt bình chọn:

Nếu bạn thấy bài này thú vị...

Hãy chia sẻ cùng mọi người!

Thật tiếc là bài viết này làm bạn thất vọng

Hãy giúp tụi mình cải thiện!

Leave a comment